RĂNG KHÔN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN BẠN CHƯA BIẾT

RĂNG KHÔN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN BẠN CHƯA BIẾT

Răng khôn (Wisdom teeth) hay răng số 8 (Hình 1) là răng hàm thứ 3, mọc sau cùng và thường mọc ở người trưởng thành (18 tuổi đến 25-30 tuổi).Có lẽ vì thời điểm mọc răng khôn là lúc người đã trưởng thành, có đủ nhận thức nên răng được gọi là răng khôn. Trong nhiều trường họp việc mọc răng khôn có thể gây đau, sung và sốt,ảnh hưởng đến việc ăn nhai và sức khỏe răng miệng (tai biến mọc răng khôn).

Tại sao thường bị đau khi mọc răng khôn?

Đau khi mọc răng khôn có thể do thời điểm răng khôn mọc cấu tạo xương 2 hàm đã hoàn chỉnh, nướu đã ổn định, phủ kín và chắc trên xương hàm, khi răng khôn mọc, việc tách nướu sẽ gây đau và đau nhức có thể kéo dài nhiều ngày cho đến khi răng khôn mọc lên hết.

Răng khôn mọc khi các răng vĩnh viễn khác trên cung hàm đã mọc đầy đủ, cố định vị trí, không thể di chuyển để nhường chỗ cho răng khôn mọc sau. Nếu không đủ chỗ để răng khôn mọc thì việc mọc răng khôn lại càng gây đau nhiều hơn và có thể gây nhiều tai biến (răng khôn mọc lệch, răng khôn kẹt…), viêm lợi trùm và có thể ảnh hưởng đến răng hàm thứ hai (răng số 7) bên cạnh (do khó làm sạch thức ăn giắt giữa hai răng này).

Do đó, khi có cảm giác đau hay bất thường ở phần trong cùng của hàm khi mọc răng khôn bạn nên đến bác sỹ để được khám, tư vấn và can thiệp kịp thời.

Khi nào cần nhổ răng khôn?
Nếu còn đủ chỗ, răng khôn mọc lên hết và đúng vị trí (Hình 2) có thể không phải nhổ nhưng phải lưu ý vì thường khó làm sạch do vị trí răng khôn ở sâu trong hàm.

Trong các trường hợp răng khôn mọc bất thường (mọc lệch, mọc nghiêng, mọc đâm ngang hay không mọc lên hết được hoặc ngầm…) nên nhổ càng sớm càng tốt, để tránh các tai biến, ảnh hưởng xấu đến răng số 7 và sức khỏe răng miệng (Hình 3).

RANG KHON NHA KHOA DR HUNG 02
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn có nguy hiểm hay không phụ thuộc khá nhiều vào bác sĩ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc hoặc có một số bệnh lý toàn thân như tim mạch, đái tháo đường, bệnh về máu…cần được kiểm soát tốt trước khi nhổ răng khôn.

Nhổ răng khôn, đặc biệt nhổ các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là thủ thuật khó, xâm lấn, đòi hỏi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Độ khó của nhổ răng khôn phụ thuộc vào hướng mọc, hình dạng và số lượng chân răng. Răng mọc lệch 90 độ, răng nhiều chân, các chân mọc phân kỳ hay mọc sát dây thần kinh hàm dưới đều là những yếu tố gây khó khi nhổ răng khôn cũng như làm tăng các biến chứng sau nhổ răng khôn.

Phương pháp nhổ răng khôn không đau là gì?

Ngày nay, với các tiến bộ trong kỷ thuật và các hệ thống thiết bị hiện đại trong Nha khoa, nhổ răng khôn là một tiểu phẫu có thể được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện an toàn và không đau trong 20 – 30 phút.

Hệ thống thiết bị hiện đại bao gồm: (1) Máy CT conebeam chụp phim chẩn đoán, giúp bác sĩ xác định rõ vị trí và hướng răng khôn mọc lệch, ngầm để thực hiện thủ thuật chính xác.(2) Máy siêu âm Piezotome (Hình 4) giúp nhổ răng khôn không sang chấn, giảm thiểu xâm lấn. Bác sĩ gây mê hồi sức hỗ trợ tiền mê trong các ca nhổ khó hay thực hiện nhổ 1 lần 3 hay 4 răng khôn…

RANG KHON NHA KHOA DR HUNG 03

Phương pháp nhổ răng khôn không đau là phương pháp nhổ răng khôn dưới gây mê. Đây làkỹ thuật nhổ răng không sang chấn, xâm lấn tối thiểu với hệ thống thiết bị hiện đại kể trên và gây mê, giúp người bệnh hoàn toàn thư giãn trong suốt quá trình nhổ răng khôn và giảm thiểu tối đa biến chứng sau nhổ.Phương pháp này đem lại nhiều hiệu quả như: mau lành thương, không mất nhiều thời gian, không ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và chỉ cần uống thuốc một lần (nếu nhổ toàn bộ răng khôn trong một lần hẹn)

Nhổ 4 răng khôn 1 lần được không?

Với gây tê vùng và tiền mê hoặc gây mê để nhổ răng khôn với máy siêu âm Piezotome, trong một lần hẹn có thể nhổ 4 răng khôn trong vòng 1giờ 30 phút.

Răng khôn hàm dưới mọc sát dây thần kinh thì sao?RANG KHON NHA KHOA DR HUNG 04

Do vị trí nằm sâu trong cung hàm nên thực hiện nhổ răng khôn sẽ khó và phức tạp hơn so với những răng khác. Răng mọc lệch 90 độ, răng nhiều chân phân kỳ hay chân răng sát ống thần kinh răng dưới (Hình 5) đều là những yếu tố gây khó nhổ cũng như làm tăng các biến chứng sau nhổ.

Ngày nay, với tiến bộ trong Nha khoa hiện đại, phương pháp nhổ răng khôn không đau (đã đề cập ở trên) và với máy siêu âm Piezotome sẽ giúp nhổ răng khôn hàm dưới mọc sát dây thần kinh an toàn (Hình 6a đến 6f).

Các bước sóng siêu âm Piezotome sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc từ 28 – 36 Khz, tác động lên các mô cứng, không làm tổn thương các mô mềm.Với phương pháp này sử dụng mũi siêu âm nhẹ nhàng đi vòng quanh chân răng khôn, làm đứt các dây chằng xung quanh chân răng. Chân răng tách ra khỏi xương ổ răng, nên việc gấp răng ra khỏi hàm trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng. Do sử dụng sóng siêu âm để tách răng khỏi xương ổ, nên kỹ thuật này không gây thương tổn hay xâm lấn nhiều như kỹ thuật nhổ răng truyền thốngvà cũng mau lành thương hơn.

Qui trình nhổ răng khôn với máy siêu âm Piezotome (Hình 6a đến 6f)

RANG KHON NHA KHOA DR HUNG 05RANG KHON NHA KHOA DR HUNG 06