Việc định kỳ lấy cao răng vừa giúp làm sach răng miệng, không bi viêm lợi, răng k bị ngả mầu mà còn phát hiện các bệnh về răng miệng sớm để có thể điều trị kịp thời ....
- Khi bị cao răng, lúc đầu bạn chỉ cảm giác vùng lợi hơi ngứa, thời gian lâu hơn lợi có thể sưng đỏ, đau, thậm chí phì đại lấp đi một phần của răng... Khi giao tiếp với mọi người bạn cũng không thể tự tin khi hơi thở có mùi không dễ chịu. Vậy phải làm gì để loại trừ những phiền toái do cao răng mang lại?
Mảng bám răng là gì?
Mảng bám răng (hay bựa răng) là một lớp quánh dính, không màu bám trên bề mặt răng. Mảng bám răng sinh ra rất nhanh sau khi vệ sinh răng miệng. Có khoảng 70% trọng lượng của mảng bám là vi khuẩn, tức là trong 1mg mảng bám (bằng kích thước 1 đầu tăm) có chứa tới 1 tỷ vi khuẩn. Đây là tác nhân chủ yếu trong các bệnh sâu răng và quanh chân răng. Khi màng bám răng còn mềm, các bạn có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi nó đã tồn tại lâu trong miệng, nó sẽ trở thành cao răng trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc nằm khuất dưới mép lợi. Đến lúc này thì chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch được chúng bằng các dụng cụ đặc biệt.
Cao răng là gì?
Cao răng (hay vôi răng) là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt. Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần để biến thành cao răng. Vì vậy, nếu chúng ta làm vệ sinh răng miệng kĩ và thường xuyên thì cao răng sẽ không còn cơ hội hình thành. Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu, gây mất thẩm mỹ.
Cao răng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên, khi cao răng thường gây nên viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.
Tốc độ tạo cao răng ở mỗi người một khác, sự hình thành của nó bị ảnh hưởng của những thành phần có trong nước bọt, thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng. Sau khi đánh răng sạch khoảng 48 giờ là thời gian hình thành cao răng nhanh nhất, cao răng có màu nâu hoặc đen.
Tác hại của cao răng
Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.
Phương pháp lấy cao răng
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiện nghi nhất hiện nay, vì đạt được mục tiêu lấy cao răng triệt để và cảm giác êm ái cho bệnh nhân. Sóng siêu âm tần số 25kHz, cùng với dòng nước vô khuẩn tác động tập trung lên cao răng làm cao răng bong ra và bị hút theo ống hút nước bọt.
Làm gì để phòng ngừa cao răng?
Đánh răng đúng cách. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn. Đánh răng đúng cách là phải làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa 2 răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì bạn để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 450 với trục của răng và đưa đi đưa lại theo chiều ngang. Nhưng mà chải răng theo hướng ngang thì lại không làm sạch được mặt kẽ giữa 2 răng. Vì vậy, để làm sạch ở vùng kẽ răng thì bạn phải chải răng theo hướng xoay tròn hoặc đưa nhẹ từ phía lợi lên phía mặt răng, để làm sạch được mảng bám răng ở vùng kẽ.
Một ngày chải răng 2 lần: sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn nên dùng các loại kem đánh đánh răng có fluoride và các loại nước súc miệng. Thuốc đánh răng LÔ HỘI có tác dụng ngừa viêm lợi rất tốt (hiện có tại phòng khám NHA KHOA NGAN PHƯỢNG);. Sử dụng chỉ tơ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của răng (các kẽ răng), điều mà bàn chải không thể làm được.
Với những người bị lòi chân răng hoặc đeo răng giả, nên sử dụng những chiếc que và bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng và kích thích lợi. Phải thường xuyên đi khám, phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng, thông thường cứ 6 tháng một lần.